Hệ thống máng xối nước mưa ở Cung Đình Huế
Giá trị nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế không chỉ được thể hiện ở quy mô tổng thể mà còn tinh tế qua từng chi tiết nhỏ. Ngay cả hệ thống máng xối nước, cũng được chăm chút với những nét đặc sắc.
Máng xối nước là một phần quan trọng của các kiến trúc có bố cục từ 2 nếp nhà trở lên nằm cạnh nhau. Đây cũng là kiến trúc thường thấy ở cung đình Huế. Điều đặc biệt gây ấn tượng nếu bạn để ý tới các máng xối nước này, đó là nó không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ dẫn nước mà còn là một thành tố kiến tạo nên nét nghệ thuật trong tổng thể kiến trúc cung đình. Sự tinh tế và tỉ mỉ thể hiện ngay ở những họa tiết tạo tác phần đầu máng xối hình rồng. Những họa tiết này mang tính biểu tượng cho văn hóa, cho tín ngưỡng và gửi gắm điềm lành.
Ngoài rồng, họa tiết cá cũng được lựa chọn để trang trí đầu máng xối nước mưa tại một số công trình trong cung đình Huế, là biểu tượng cho sự sung túc, dư dả.
Như một lẽ tự nhiên, họa tiết cá được sử dụng làm đầu máng nước bởi cá vốn thuộc về nước. Trong hệ thống biểu tượng, cá biểu tượng cho sự giàu có, dư dả. Còn cá hóa rồng tượng trưng cho việc học thành tài, đỗ đạt kỳ thi để làm quan.
Khi trời mưa lớn, nước dồn từ trên nóc mái, chảy qua miệng rồng hoặc cá trang trí ở đầu máng xối tạo nên nét đẹp thú vị.
Nguồn : Huế – Thành phố Di Sản
———————————————————-